CPU Là Gì? Chức Năng Và Cấu Tạo Của CPU

Nếu như bạn đã theo dõi VTNP từ lâu, thì sẽ thấy VTNP đã từng nhắc tới những bộ phận chính trong máy tính để bàn PC. Trong đó CPU cũng là một bộ phận chính quan trọng trong việc xây dựng nên 1 chiếc PC hoàn chỉnh, để giúp cho chiếc máy tính của bạn hoạt động được.

Tìm đọc lại
| Máy tính để bàn có mấy bộ phận chính

Hầu hết mọi người khi sử dụng máy tính để bàn PC hoặc laptop, đều nghe nói về CPU vậy CPU là gì? Cấu tạo bên trong và chức năng chính của nó ra sao? Thì VTNP chắc chắn rằng hầu hết mọi người chưa nắm được khái niệm của nó. Vậy hôm nay VTNP xin chia sẻ đến bạn bài viết này để bạn có thể hiểu và nắm rõ hơn về CPU nhé.

CPU la gi? chuc nang va cau tao ben trong cua cpu
CPU Là Gì? Chức Năng Và Cấu Tạo Bên Trong Của CPU

Thông tin và chức năng của CPU (Central Processing Unit)


CPU máy tính là tên viết tắt của Central Processing Unit, hay còn được mọi người gọi là bộ vi xử lý trung tâm, CPU có cấu tạo thực chất là từ các mạch điện tử, CPU thực thi nhiệm vụ bằng cách xử lý các lệnh của chương trình máy tính bằng các phép tính số học, phép tính logic, khả năng tự so sánh với các hoạt động nhập xuất dữ liệu (I | O) của hệ thống.

cpu la gi? chuc nang va cau tao ben trong cua cpu
CPU Core I9 9900k
Thuật ngữ CPU này đã được sử dụng trong ngành công nghiệp máy tính kể từ đầu những năm 1960. Control Unit (CPU) nhằm chỉ ra rằng đây bộ phận xử lý trung tâm không giống với những linh kiện phần cứng khác do nó có tích hợp bộ nhớ được ví như là "bộ não" của toàn hệ thống máy tính. Vì nó có chức năng xử lý mọi thông tin, mọi hành động trước khi thực thi từ trong ra ngoài đều phải qua bộ xử lý CPU này đầu tiên rồi mới hiển thị lên màn hình.

Theo Wikipedia thì hiện nay CPU hay bộ xử lý trung tâm đã thay đổi rất nhiều, các CPU này có sức mạnh xử lý càng ngày càng được cải tiến cả về việc tiêu thụ điện và số nhân số luồng. Vào năm 1972 trong CPU chỉ chứa có 2300 Transistor, nhưng cho tới ngày hôm nay CPU mạnh nhất đã mang trong mình số Transistor lên đến 7.2 tỷ với số nhân là 22 (cores) dựa vào tiến trình 14nm (nanomet) và trong tương lại con số này vẫn sẽ tiếp tục tăng hứa hẹn sản xuất CPU trên tiến trình 5 - 7 nm. Phải nói đây là sự thay đổi thật là khủng khiếp trong giới công nghệ phải không nào các bạn ^^

Thông tin thêm về Transistor
Transistor được hiểu là một linh kiện bóng bán dẫn và khi nó hoạt động trong mạch điện tử, các Transistor này có vai trò như một cái van cách li điều chỉnh dòng điện và điện áp trong mạch.

Cấu tạo của CPU (bộ vi xử lý trung tâm)


cpu la gi? chuc nang va cau tao ben trong cua CPU
Cấu tạo bên trong của CPU (Central Processing Unit)
CPU được cấu thành từ hàng triệu bóng bán dẫn Transistor được sắp xếp với nhau trên một bảng mạch nhỏ. Ngay trung tâm của CPU được chia làm 2 khối chính là khối điều khiển (CU) và khối tính toán (ALU)

+ Khối điều khiển (CU-Control Unit): Khi các thao tác của người dùng trên máy tính sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy từ đó mọi quá trình điều khiển sẽ được xử lý chính xác. Bởi nó có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình điều khiển hoạt động xử lý, và nó được được điều khiển chính xác bởi các xung nhịp đồng bộ hệ thống

+ Khối tính toán (ALU-Arithmetic Logic Unit): Đây là các con số toán học và phép logic sẽ được tính toán kỹ lưỡng rồi sau đó đưa ra kết quả tới các quá trình và chờ cho quá trình xử lý tiếp theo.

Xét về tốc độ xử lý của CPU


Tốc độ xử lý của CPU là tần số tính toán và làm việc của nó được đo bằng đơn vị GHz hoặc MHz. Nếu cùng một dòng chip đơn cử như dòng chip Core I3 thì xung nhịp cao hơn đồng nghĩa với tốc độ xử lý nhanh hơn, khả năng làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, nếu giữa 2 dòng chip khác nhau như Core i3 hai nhân có xung nhịp 2.2GHz và Intel Pentium Dual core 2.3GHz thì không thể so sánh ngay được bởi vì tốc độ xử lý còn phụ thuộc rất nhiều vào bộ nhớ đệm và các bộ phận khác như RAM, chip đồ họa, ổ cứng…

cpu la gi? chuc nang va cau tao ben trong cua cpu
Tốc độ xử lý của CPU (bộ xử lý trung tâm)
CPU mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào số nhân (Cores) và số luồng (Threads) tiếp đến là đơn vị GHz (ghi-ga-héc) với công việc đòi hỏi nặng từ CPU thì số nhân càng cao x GHz lớn sẽ cho 1 tốc độ xử lý khủng khiếp (vd: 3GHz x 6 nhân = 18 GHz), và thông số quan trọng không kém đó là số luồng (Threads)

Tuy nhiên khi thao tác với những tác vụ đơn giản, CPU đa nhân khi thực thi thao tác so với CPU đơn nhân thì không có nghĩa CPU đa nhân sẽ nhanh hơn hay tốc độ x 2 lần. Vì lúc này tốc độ nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào bộ nhớ đệm cache và đơn vị GHz lớn.

Hiện nay công nghệ siêu phân luồng của Intel thì nó khá bá đạo, vì khi CPU hoạt động chỉ với 1 nhân nhưng nó sẽ báo với chương trình hệ thống rằng đây đang có 2 nhân (cores) đang làm việc. Từ đó tăng được hiệu năng cũng như khả năng đa nhiệm trong 1 số trường hợp. Nhưng công nghệ nào cũng có nhược điệm, đó là với công nghệ phân luồng này khi thực thi tác vụ không có nghĩa nó sẽ nhanh bằng 2 nhân thực.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của CPU

Số nhân xử lý 2, 4, 6, ..., 22 cores... Càng nhiều nhân đồng nghĩa với CPU càng mạnh.

Công nghệ sản xuất dựa vào các tiến trình sản xuất từ 32 nm, 22 nm,14 nm... Tiến trình sản xuất càng nhỏ thì CPU càng tiết kiệm điện và hiệu năng cao hơn, do chứa được nhiều các Transitor (bóng bán dẫn)

Tích hợp các công nghệ tăng tốc xử lý như Pipeline, Turbo boost hay công nghệ siêu phân luồng...

Phụ thuộc bộ nhớ đệm cache

Có đồ họa VGA được tích hợp.

TDP: công suất thoát nhiệt của CPU

FSB (Front Side Bus): Là tốc độ truyền tải dữ liệu thông tin qua lại của CPU, hay còn được hiểu là tốc độ dữ liệu khi chạy qua các chân CPU.

CPU usage: là mức độ hoạt động công suất làm việc hiện tại của CPU

Lời kết

Trên đây là bài viết rất chi tiết về CPU, chức năng và cấu tạo bên trong của CPU mà VTNP đã dành thời gian biên tập. Hy vọng với bài viết này bạn sẽ hiểu và nắm rõ hơn về khái niệm của CPU.

Nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết này cho nhiều khác cùng đọc nhé, bạn có ý kiến đóng góp vui lòng liên với VTNP.

VTNP | Chia sẻ thông tin đến bạn


Nhận xét