Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao RAM lại là một trong những linh kiện phần cứng quan trọng. Để xây dựng nên một chiếc máy tính để bàn PC hay Laptop hoàn chỉnh không? VTNP chắn rằng bạn cũng đã từng thầm hỏi mình điều đó. Nào là RAM DDR2 / DDR3 / DDR4 vậy ý nghĩa của những con số đứng sau chữ DDR đó là gì? Chức năng của RAM đóng vai trò nào? Thì hôm nay VTNP mời bạn tham khảo bài viết sau đây để hiểu thêm về RAM nhé.
RAM là gì? Chức năng và vai trò của RAM trong máy tính |
Thông tin về các thuật ngữ cần nắm rõ khi nói đến RAM
* Dung lượng RAM: được tính bằng MB và GB, và từ đời RAM DDR2 - DDR4 số dung lượng RAM đã được tăng lên đáng kể (8, 16, 32, 64, 128, 256, 512 MB, 1 GB, 2 GB,...) RAM có dung lượng càng lớn thì hệ thống làm việc càng nhanh.
*Thông số BUS: BUS RAM và Bandwidth
- Thông số BUS RAM này được chia thành 2 loại đó là BUS Width và BUS Speed.
+ BUS Width: Đây được coi là chiều rộng của bộ nhớ RAM, từ đời RAM DDR2 DDR3 DDR4 đều có thông số BUS Width là bằng 64
+ BUS Speed: Đây là tốc độ xử lý dữ liệu trong 1 giây (1s)
- Bandwidth: Thuật ngữ này được hiểu là tốc độ đọc dữ liệu tối đa của RAM trong 1 giây
Thông tin thêm về Bandwidth
Bandwidth được tính theo công thức = [(Bus Speed x Bus Width) / 8]Thông thường các hãng sản xuất RAM máy tính thường để con số này ở mức lý tưởng, nhưng trên thực tế Bandwidth không bao giờ đạt được con số này. Nó chỉ nằm ở con số xấp xỉ mà nhà sản xuất công bố
Ram là gì? Chức năng chính của RAM
RAM là tên viết tắt của cụm từ Random Access Memory (tạm dịch là bộ nhớ truy cập tạm thời), đây là bộ nhớ để có lưu được dữ liệu tạm thời và được hiểu đơn giản là RAM hay còn gọi DRAM, RAM là một bộ phận chính trong máy tính PC hoặc Laptop. Nó đóng vai trò lưu giữ dữ liệu thông tin trong một khoảng thời gian ngắn.
Chức năng chính của RAM trong máy tính |
Nguyên lý hoạt động của RAM cũng khá giản VTNP nói thế này cho các bạn dễ hình dung nhé: Trong quá trình máy tính hoạt động thì CPU sẽ không thể tự mình giải quyết đồng thời cùng một lúc một đống các công việc được, như VTNP đã nói ở trên tất cả các thao tác đều được xử lý thông qua CPU nên mọi việc từ giải trí chơi game, xem phim, nghe nhạc. lướt web cho đến các ứng dụng cân xử lý đồ họa nặng... Như vậy RAM có nhiệm vụ là chia sẻ "một phần công việc" cho CPU.
Tìm hiểu thêm
Điều này có nghĩa là RAM sẽ lưu lại tạm thời những thông tin mà bạn vừa thao tác trên máy tính, nó sẽ lưu lại và đẩy từ từ các thông tin đã lưu đó vào cho CPU xử lý và cũng như để cho CPU có thời gian “nghỉ mệt” không bị quá tải. Nói là từ từ thôi nhưng tốc độ xử lý của RAM cũng nhanh đến chóng mặt, dung lượng của RAM càng lớn thì lưu trữ được càng nhiều thông tin và đồng nghĩa với việc bạn có thể xử lý thao tác và làm nhiều việc cùng một lúc ổn định hơn.
=> Khi bạn load ứng dụng hay chạy 1 file tập tin dữ liệu hoặc là phần mềm nào đó. Thì khi đó các chíp xử lí của máy tính liên tục truy xuất vào dữ liệu từ bộ nhớ, vậy nên máy tính của bạn hoạt động ra sao thì sẽ phụ thuộc vào tốc độ xử lý và dung lượng RAM bộ nhớ.
=> RAM là nơi máy tính truy cập xử lí thông tin 1 cách tạm thời, tức là nó sẽ không hoạt động khi máy tính tắt và RAM càng lớn thì lượng công việc nó giải quyết được càng nhanh và nhiều.
Vai trò của RAM trong máy tính
Các công việc khi bạn mở một tác vụ chương trình đơn giản, hoặc khi bạn giải trí / chơi Game. Thì RAM nó sẽ tái hiện lại với hình ảnh chân thực bằng cách truy cập vào ô nhớ tạm thời mà nó đã lưu trước đó khi cần nó sẽ lấy ra và sử dụng. Cho nên bộ nhớ RAM giúp máy tính thực hiện những công việc từ cơ bản nhất đến phức tạp theo cách "chia sẻ bớt gánh nặng cho CPU" từ đó hệ thống sẽ nhanh hơn.
Vai trò quan trọng của RAM trong máy tính |
Nếu bạn bắt đầu mở máy tính và khởi chạy ứng dụng phần mềm làm việc đơn giản như Word thì bạn đã sử dụng đến bộ nhớ này rồi đó . Nào là tải và chạy chương trình, đáp ứng lệnh chúng ta đưa vào, hoặc chuyển qua lại giữa các chương trình. Dù là làm gì, máy tính luôn luôn sử dụng tới bộ nhớ tạm thời này.
Nói chung, đây là nơi máy tính để lưu trữ dữ liệu tạm thời (các bạn nên nhớ RAM chỉ lưu trữ khi máy tính đang hoạt động). Bạn càng có nhiều phần mềm thì đồng nghĩa bạn nên có nhiều dung lượng RAM hơn để hệ thống luôn trong tình trạng hoạt động ổn định nhất.
Thông tin thêm về RAM
RAM tuy được gọi là bộ nhớ (Memory) nên có thể gây hiểu lầm với ổ lưu trữ dữ liệu (ổ cứng), những bạn lần đầu tiên tiếp xúc với máy tính sẽ bị rối bởi những tên gọi này. Tuy nhiên VTNP muốn bạn hiểu rằng đây không phải là ổ cứng mà bạn dùng để lưu trữ dữ liệu như ổ HDD hoặc SSD
=> 2 loại này xêm xêm về tên gọi nhưng chúng có chức năng khác nhau.
RAM khác với bộ nhớ thông thường vì dữ liệu trong RAM được trữ và truy xuất tại nhiều chỗ khác nhau (ô lưu trữ dữ liệu tạm thời). Do thông tin có thể được lấy 1 cách ngẫu nhiên, thay vì theo trình tự như ổ đĩa DVD/CD và ổ cứng.
Bạn cứ hiểu rằng máy tính cần một nơi để cất giữ những dữ liệu từ file hệ thống, hoặc các file tập tin nên sẽ cần đến bộ lưu trữ ổ cứng HDD/SSD. Nhưng khi mở một ứng dụng hay phần mềm, điều mà giúp cho máy tính có thể hoạt động ổn định lại là bộ nhớ RAM (bộ nhớ tạm thời).
Nếu bạn muốn nâng cấp RAM, điều bạn cần lưu ý đó là Mainboard (bo mạch chủ) của bạn đang hỗ trợ những RAM gì? Cụ thể đó là RAM DDR 2 hay DDR3 hoặc DDR4, điều tiếp theo đó là dung lượng RAM và thông số BUS.
Đọc thêm
Lời kết
Hy vọng với bài viết này bạn có thể hiểu về cách hoạt động của RAM, cũng như các thuật ngữ chỉ về RAM. Nếu bạn đang cần xây dựng cho mình một chiếc máy tính để bàn, và muốn nó hoạt động ổn định thì đây là bài viết về RAM rất hữu ích dành cho bạn.
Các bạn thấy bài viết về RAM này bổ ích hãy chia sẻ nó cho mọi cùng đọc và tham khảo nhé. Nếu có ý kiến đóng góp xin liên hệ với VTNP.
VTNP | Chia sẻ thông tin đến bạn
Nhận xét
Đăng nhận xét